Category Archives: Kiến Thức

Gội Đầu Nhiều Có Tốt Không? Nên Gội Bao Nhiêu Lần Trong Tuần

Gội Đầu Nhiều Có Tốt Không? Nên Gội Bao Nhiêu Lần Trong Tuần

Việc gội đầu là một phần quan trọng trong quy trình chăm sóc tóc hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ liệu gội đầu nhiều có tốt không và tần suất gội đầu bao nhiêu lần trong tuần là hợp lý. Trong bài viết này, hãy cùng MiSuu Organic tìm hiểu chi tiết về vấn đề này để giúp bạn chăm sóc mái tóc khỏe đẹp hơn.

1. Gội Đầu Nhiều Có Tốt Không?

Gội Đầu Nhiều Có Tốt Không? - MiSuu Organic
Gội Đầu Nhiều Có Tốt Không?

Tác Động Của Việc Gội Đầu Nhiều Lên Tóc Và Da Đầu

Gội đầu quá nhiều có thể gây hại cho tóc và da đầu. Khi bạn gội đầu thường xuyên, da đầu có thể bị mất đi lớp dầu tự nhiên, làm tóc trở nên khô xơ, dễ gãy rụng. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh có thể gây kích ứng da đầu, dẫn đến tình trạng ngứa, viêm hoặc gàu.

Lợi Ích Của Việc Gội Đầu Đúng Cách

Gội đầu đúng cách giúp làm sạch da đầu, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và các chất cặn bã từ sản phẩm tạo kiểu. Nó cũng giúp duy trì độ ẩm tự nhiên, nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn, mang lại mái tóc mềm mượt, bóng khỏe.

2. Nên Gội Đầu Bao Nhiêu Lần Trong Tuần?

Nên Gội Đầu Bao Nhiêu Lần Trong Tuần - MiSuu Organic

Tần Suất Gội Đầu Phù Hợp Cho Từng Loại Tóc

  • Tóc Dầu: Đối với những người có tóc dầu, việc gội đầu 3-4 lần/tuần là hợp lý. Tóc dầu dễ bết dính và cần được làm sạch thường xuyên để tránh tình trạng tóc bết và bóng dầu.
  • Tóc Khô: Với tóc khô, bạn chỉ nên gội đầu 1-2 lần/tuần để giữ cho tóc không bị mất độ ẩm tự nhiên. Tóc khô thường dễ bị chẻ ngọn và xơ rối nếu gội đầu quá nhiều.
  • Tóc Thường: Nếu bạn có mái tóc bình thường, không quá dầu cũng không quá khô, việc gội đầu 2-3 lần/tuần là phù hợp. Điều này giúp tóc luôn sạch sẽ và khỏe mạnh mà không làm mất đi độ ẩm tự nhiên.

Thay Đổi Theo Mùa

Tần suất gội đầu cũng nên điều chỉnh theo mùa. Vào mùa hè, bạn có thể cần gội đầu thường xuyên hơn do mồ hôi và bụi bẩn tích tụ nhiều hơn. Ngược lại, vào mùa đông, tần suất gội đầu có thể giảm để tránh làm khô da đầu và tóc.

Các Yếu Tố Cá Nhân Khác

Ngoài loại tóc, các yếu tố như hoạt động hàng ngày, môi trường sống, và sản phẩm chăm sóc tóc cũng ảnh hưởng đến tần suất gội đầu. Nếu bạn thường xuyên tập thể dục hoặc sống ở nơi có nhiều khói bụi, bạn có thể cần gội đầu thường xuyên hơn.

3. Lời Khuyên Khi Gội Đầu

Sử Dụng Sản Phẩm Phù Hợp

Sử Dụng Sản Phẩm Phù Hợp - MiSuu Organic

Chọn dầu gội và dầu xả phù hợp với loại tóc của bạn là điều quan trọng. Nếu bạn có tóc dầu, hãy sử dụng sản phẩm làm sạch sâu nhưng nhẹ nhàng. Đối với tóc khô, chọn các sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu để nuôi dưỡng tóc.

Kỹ Thuật Gội Đầu Đúng Cách

Kỹ Thuật Gội Đầu Đúng Cách - MiSuu Organic

 

Khi gội đầu, hãy dùng các ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng da đầu để kích thích tuần hoàn máu và loại bỏ bụi bẩn. Tránh dùng móng tay cào da đầu, vì điều này có thể gây tổn thương và kích ứng.

Lưu Ý Về Nhiệt Độ Nước

Sử dụng nước ấm hoặc mát để gội đầu, tránh dùng nước quá nóng vì có thể làm tóc khô và hư tổn. Sau khi gội, hãy xả tóc bằng nước lạnh để giúp đóng kín lớp biểu bì và làm tóc bóng mượt hơn.

4. Kết Luận

Việc gội đầu nhiều hay ít đều có những tác động nhất định đến sức khỏe của tóc và da đầu. Tần suất gội đầu hợp lý phụ thuộc vào loại tóc, thời tiết và lối sống của bạn. Hãy lắng nghe mái tóc của mình và điều chỉnh cách chăm sóc tóc sao cho phù hợp để luôn có mái tóc khỏe đẹp và tự tin.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc mái tóc của mình tốt hơn. Hãy nhớ rằng, chăm sóc tóc không chỉ đơn giản là gội đầu mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác như dưỡng ẩm, bảo vệ tóc khỏi nhiệt độ cao, và chọn sản phẩm phù hợp.


 MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Hotline: 0367 877 838

Mail: misuu290@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage MiSuu Organic

Shopee: https://shopee.vn/misuu.organic

Website: MiSuu Organic

Gội đầu trước khi tẩy tóc có nên hay không?

tẩy tóc

Nếu bạn đang muốn nhuộm một màu tóc nổi bật và trendy như: Hồng, xanh, tím, khói,… thì chắc chắn bạn sẽ cần tẩy tóc trước khi nhuộm để tóc có thể lên màu sáng nhất. Vậy nên có nên gội đầu trước hay không, cùng MiSuu Organic giải đáp nhé

tẩy tóc

Cần chú ý trước khi tẩy tóc

Tẩy tóc là một quá trình làm sáng màu tóc, thường áp dụng mỗi khi nhuộm để tẩy đi màu tự nhiên của mái tóc, giúp cho màu nhuộm sáng và chuẩn hơn. Bột tẩy tóc có chứa hydrogen peroxide, một loại hóa chất có đặc tính oxy hóa cao và tẩy mạnh.

Hãy luôn nhớ gội đầu vào ít nhất 2 ngày trước khi bạn đi tẩy, chứ đừng gội vào đúng ngày hẹn. Việc gội đầu cùng ngày sẽ khiến cho da đầu khô và nhạy cảm, có thể tạo cảm giác ngứa rát, khó chịu khi tiếp xúc với chất tẩy. Việc này sẽ còn quan trọng hơn cả nếu bạn không chỉ tẩy ở phần ngọn mà còn đi sâu vào gốc.

Gội đầu trước khi tẩy có lợi ích gì?

  • Gội đầu sạch sẽ trước khi nhuộm giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và các tạp chất trên da đầu và tóc. Nhờ đó màu nhuộm sẽ thấm đều và bám dính tốt hơn.
  • Gội đầu còn giúp mở lỗ chân lông, tóc dễ thấm màu hơn. Lớp cutin bên ngoài sợi tóc được loại bỏ giúp màu nhuộm ngấm sâu vào trong tóc hơn.
  • Tóc sạch sẽ còn giảm nguy cơ gàu nhờ da đầu được làm sạch triệt để. Điều này rất quan trọng nếu bạn nhuộm tóc tại tiệm hoặc spa.
  • Gội đầu còn kích thích tuần hoàn máu, giúp da đầu khỏe mạnh, tóc ít bị hư tổn hơn khi nhuộm và dễ nhuộm màu.

Có nên gội đầu trước khi tẩy tóc?

Theo các chuyên gia, tốt nhất không nên gội đầu ngay trước khi nhuộm mà nên để khoảng cách 12-48 tiếng đồng hồ. Lý do:

  • Nếu gội đầu cách nhuộm quá gần, tóc sẽ còn ướt và khó nhuộm đều màu. Màu nhuộm cũng khó thấm sâu vào tóc do lớp cutin chưa kịp hình thành trở lại.
  • Tóc ướt khiến quá trình hóa chất xâm nhập vào tóc bị cản trở. Thời gian để màu nhuộm đạt độ bền cao nhất cũng chậm hơn.
  • Gội đầu trước khi nhuộm quá gần còn khiến da đầu bị kích ứng do tiếp xúc nhiều lần với hóa chất trong thời gian ngắn.

Làm thế nào để giảm bớt tác hại khi tẩy tóc

1. Không nhuộm nhiều lần trong thời gian ngắn

Xu thế hiện nay là thay đổi màu tóc liên tục khi nhuộm, nên có những bạn nhuộm 1,2 tháng đã lập tức nhuộm sang màu khác. Việc này không hề tốt cho tóc và da đầu của bạn.

 Lựa chọn thuốc nhuộm an toàn

Một trong những nguyên nhân gây dị ứng thuốc nhuộm là do chât lượng thuốc, hãy thử bôi một ít thuốc nhuộm vào mặt trong cánh tay hoặc phía sau vành tai để xem phản ứng của da thế nào. Rồi sau đó hãy bắt đầu nhuộm lên cả đầu. Đặc biệt với những bạn thường xuyên bị dị ứng thì không nên bỏ qua bước thử này.

Vậy nếu bạn đang có mong muốn nhuộm những màu tóc nổi bật cần phải tẩy tóc thì bạn nên gội đầu trước ngày tẩy ít nhất là 2 ngày để tóc tẩy có kết quả tốt nhất nhé. Nhưng đừng nhuộm tẩy quá nhiều sẽ làm tóc yếu đi và ảnh hưởng xấu đến da đầu và sức khỏe nhé!

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Mail: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage: MiSuu Organic

Shopee: MiSuu Organic

Website: MiSuu Organic 

 

 

Những tác hại của tẩy tóc có thể bạn chưa biết

tác hại của tẩy tóc

Ngày nay, với các bạn trẻ việc thay đổi màu tóc thường xuyên là điều không còn xa lạ. Tuy nhiên, hầu hết các bạn lại không nghĩ đến hậu quả của tẩy tóc sau đó như thế nào. Tìm hiểu ngay tẩy tóc là gì? và những tác hại khôn lường của việc tẩy tóc qua bài chia sẻ của MiSuu Organic ngay sau đây.

tác hại của tẩy tóc

Cơ chế của quá trình tẩy tóc?

Phụ thuộc vào mức độ sáng của tóc mà bạn mong móng, có 2 loại thuốc tẩy tóc chính là: thuốc làm sáng (lightener) có khả năng làm sợi tóc đen thành nâu; loại thứ hai là bột tẩy (powder bleach) có khả năng tẩy mạnh hơn có khả năng làm tóc từ màu đen thành nâu sáng.

Cơ chế hoạt động của 2 loại tẩy tóc này thì tương tự nhau. Phần lớn các sản phẩm tẩy tóc chứa 2 loại hóa chất chính là chất tạo kiềm (alkaline) và chất oxy hóa. Ví dụ, trong chất làm sáng, ethanolamine hoặc amonia được sử dụng để tạo ra môi trường kiểm cần thiết cho quá trình làm sáng, trong khi đó hydrogen peroxide (H2O2) tạo ra quá trình oxy hóa. Trong bột tẩy thì muối persulfate cũng có tác động làm tăng cường quá trình oxy hóa bên cạnh tác động của hydrogen peroxide.

Khi tiến hành tẩy tóc thì trước hết phải tạo ra môi trường kiềm tính, quá trình này giúp cho vỏ của sợi tóc (cuticle) được mở ra đồng thời tạo ra môi trường thích hợp cho quá trình oxy hóa diễn ra. Ở môi trường lý tưởng, hydrogen peroxide làm phá vỡ các hạt sắc tố melanin và giáng hóa các hạt này thông qua quá trình oxy hóa, nhờ vậy mà sợi tóc trở nên sáng màu hơn.

Tác hại của tẩy tóc

Các biến đổi bình thường của sợi tóc sau tẩy tóc:

· Thay đổi cấu trúc sợi tóc: tẩy tóc thường xuyên có thể làm thay đổi vĩnh viễn sợi tóc, khiến sợi tóc trở nên khô, xơ và thô ráp hơn.

· Phồng sợi tóc: Bột tẩy (bleaching agents) làm cho vỏ sợi tóc phồng lên do đó mà làm cho tóc bạn trông dày hơn sau khi tẩy.

Các tác dụng không mong muốn sau tẩy tóc:

· Tẩy tóc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn từ nhẹ tới nghiêm trọng. Vấn đề phổ biến nhất trong quá trình tẩy tóc gặp phải mùi nồng của thuốc tẩy gây ra bởi ammonium hydroxide. Bleaching có thể khiến cho tóc bạn trở nên yếu hơn và có xu hướng gãy rụng do chất này phá vỡ 15-20% các sợi protein của tóc (chủ yếu keratin). Ngoài các tác dụng không muốn nhẹ trên thì có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng như:

· Bỏng da đầu: khi sử dụng chất tẩy mạnh cùng với các biện pháp tạo nhiệt để tăng cường quá trình tẩy tóc hoặc tạo kiểu thì dễ xảy ra quá trình bỏng da đầu.

· Da đầu biến màu: Thuốc tẩy cũng có khả năng làm biến đổi màu da. Tuy nhiên chỉ tùy từng người và hiện tượng này sau một thời gian da sẽ lấy lại được màu tự nhiên.

· Vậy nên thực sự sẽ là nguy hiểm nếu bạn tẩy tóc ở những địa chỉ không uy tín, làm dưới tay thợ không rành nghề. Rất nhiều người đã chịu cảnh tiền mất tật mang sau khi tẩy tóc, và phải chịu đựng những tháng ngày kinh hoàng sau đó.

 Các biện pháp tránh những tác dụng không mong muốn

· Không tẩy tóc khi bản thân sợi tóc của bạn đã khô yếu, mỏng, dễ gẫy rụng.

· Tuân thủ tuyệt đối quy trình tẩy tóc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

· Bạn có thể cần phải tẩy tóc một vài lần để có thể có được màu tóc mong muốn, tuy nhiên không nên quá nôn nóng, cần tuân thủ cách nhau ít nhất 14 ngày giữa 2 lần tẩy tóc liên tiếp.

· Không sử dụng các biện pháp thúc đẩy nhanh, mạnh quá trình tẩy tóc như băng bịt kín kết hợp với việc sử dụng nhiệt hoặc dùng chất tẩy với nồng độ cao vượt quá với nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bạn có thể yên tâm vì tẩy tóc đúng cách không gây hại cho sức khỏe nhiều như vậy. Điều quan trọng là bạn phải đến nơi làm uy tín để đảm bảo chất lượng đáng đồng tiền mình bỏ ra và không gây họa vào thân.

Sau khi tẩy tóc bạn nên nghe theo sự hướng dẫn của salon để giữ cho mái tóc luôn chắc khỏe và an toàn. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế các hóa chất tiếp xúc trực tiếp đến da đầu. Chúc bạn có một mái tóc chắc khỏe và luôn xinh đẹp

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Mail: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage: MiSuu Organic

Shopee: MiSuu Organic

Website: MiSuu Organic 

Tẩy tóc là gì? Cách tẩy tóc tại nhà an toàn

tẩy tóc

Ngày nay, xu hướng làm đẹp tóc ngày càng được chị em quan tâm, đặc biệt là nhuộm màu tóc mới. Trước khi nhuộm, quá trình tẩy tóc là bước không thể bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu tẩy tóc là gì?

Tẩy tóc là gì?

Tẩy tóc là một quá trình làm sáng màu tóc, thường áp dụng mỗi khi nhuộm để tẩy đi màu tự nhiên của mái tóc, giúp cho màu nhuộm sáng và chuẩn hơn. Bột tẩy tóc có chứa hydrogen peroxide, một loại hóa chất có đặc tính oxy hóa cao và tẩy mạnh

Tùy cơ địa mỗi người, màu tóc càng đậm thì càng phải dùng phương pháp tẩy cường độ mạnh. Khi tẩy nhiều lần với nồng độ thuốc tẩy cao, tóc càng yếu. Trung bình, người Việt Nam phải trải qua hai công đoạn tẩy trắng để có được màu sắc rực rỡ. Vì vậy, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người nhuộm. Thuốc tẩy loại bỏ các hắc tố vì chúng chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu và chất tóc. Nhiều người gặp phải tình trạng rụng tóc, chẻ ngọn và bong tróc da dầu sau tẩy.

Hướng dẫn tự tẩy tóc tại nhà

Bước 1: Pha thuốc tẩy tóc theo tỉ lệ

Trộn bột tẩy và developer theo tỉ lệ 1:2 hoặc theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp. Trước khi pha thuốc, hãy đeo khẩu trang và găng tay để tránh hít phải bột tẩy. Khuấy đều hỗn hợp để tránh bị vón cục và để hỗn hợp nghỉ từ 1-2 phút trước khi sử dụng.

Lưu ý không sử dụng bất kỳ loại chén bát nào ngoại trừ chén nhựa.

Bước 2: Chia tóc

Chia tóc thành từng lọn nhỏ và cố định lại bằng kẹp. Việc chia tóc sẽ giúp bạn dễ bôi thuốc lên tóc hơn. Đồng thời, bạn nên ngừng gội đầu từ 2 đến 3 ngày trước khi tẩy tóc để giảm cảm giác bỏng rát. Phần tóc trước khi tẩy cũng cần được giữ khô ráo để tránh ảnh hưởng đến công dụng của thuốc

 

Bước 3: Bôi thuốc tẩy

Có hai nguyên tắc quan trọng khi tẩy tóc: tẩy từ sau ra trước và tẩy thân trước gốc sau. Nghĩa là bạn nên quét thuốc vào phần gáy trước, sau đó mới lên đỉnh đầu.

Đồng thời, bạn cần quét thuốc vào thân tóc trước, chờ 10-15 phút rồi mới quét vào gốc tóc. Vì phần gốc tóc sát da đầu có nhiệt độ cao nên màu tóc lên nhanh hơn. Khi canh chênh lệch thời gian như vậy giúp tóc lên màu đều và đẹp hơn sau khi tẩy.

 

tẩy tóc

Bước 4: Đợi thuốc tẩy thấm vào tóc

Sau khi bôi thuốc tẩy đều lên tóc, bạn cần trùm mũ nhựa lên tóc để giữ ẩm và tạo ra môi trường ấm áp cho thuốc tẩy hoạt động tốt hơn. Thời gian để mũ trên tóc khoảng từ 30 đến 40 phút, tùy thuộc vào loại thuốc tẩy bạn sử dụng và mức độ màu tóc bạn muốn đạt được.

Trong quá trình chờ đợi, bạn nên tránh làm bất kỳ hoạt động nào tạo nhiệt như sấy tóc hay uốn duỗi tóc, vì điều này có thể làm cho thuốc tẩy hoạt động quá nhanh và gây hại cho tóc. Nếu muốn tóc lên màu nhanh hơn, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để tăng nhiệt độ trên đầu, nhưng đừng để quá lâu hoặc sử dụng nhiệt độ quá cao.

Bước 5: Xả sạch thuốc tẩy

Tiến hành xả sạch thuốc tẩy và dùng dầu gội tím để khử vàng. Sau đó bôi dầu gội từ gáy lên đỉnh đầu, từ thân tóc đến ngọn tóc. Bạn cũng có thể dùng thêm một số sản phẩm khử vàng chuyên dụng khác.

 

tẩy tóc

Bước 6: Thực hiên nhuộm các màu tiếp theo nếu có

Sau khi tóc đã lên đúng level mà bạn mong muốn, bạn có thể tiếp tục nhuộm tóc với màu mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cho tóc được nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau quá trình tẩy tóc, thì bước dưỡng tóc là vô cùng cần thiết.

Lưu ý sau khi tẩy tóc

Hạn chế gội đầu

Khi tóc đã bị tẩy màu, nó mất khả năng đàn hồi lên tới 60%, dễ bị khô và gãy. Do đó, hạn chế việc gội đầu là cần thiết để giữ độ ẩm và dầu tự nhiên trên tóc.

Để chăm sóc tóc đã tẩy, hãy tìm kiếm các sản phẩm được thiết kế đặc biệt cho tóc đã qua quá trình hóa chất. Những loại dầu gội này thường chứa các thành phần dưỡng ẩm và chất chống oxy hóa để bảo vệ màu sắc và sức khỏe của tóc.

Hạn chế sử dụng nhiệt

Tóc sau khi tẩy yếu ớt và cần được bảo vệ kỹ càng, đặc biệt khi sử dụng nhiệt lên tóc để tạo kiểu. Hạn chế việc sấy tóc là điều cần thiết. Nếu có thể, hãy để tóc tự nhiên khô hoặc sử dụng các phương pháp sấy tóc ở chế độ nhiệt độ thấp. Hãy giữ khoảng cách an toàn giữa máy sấy và tóc, di chuyển nhanh chóng để tránh tác động quá lâu vào một vùng nhất định.

Hạn chế tạo kiểu quá sớm

Khi mới trải qua giai đoạn tẩy tóc, không nên tạo kiểu ngay vì tóc lúc này còn yếu và dễ gãy rụng. Thay vào đó, hãy cho tóc thời gian phục hồi bằng cách dưỡng ẩm và chăm sóc đúng cách.

Qua bài viết trên bạn có thể biết được tẩy tóc là gì? Bạn cũng có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên thuốc nhuộm không tốt cho tóc và sức khỏe của bạn hãy hạn chế hóa chất tiếp xúc trực tiếp đến

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Mail: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage: MiSuu Organic

Shopee: MiSuu Organic

Website: MiSuu Organic 

Nên dùng dầu dưỡng tóc hay xịt dưỡng tóc?

xịt dưỡng tóc

Dưỡng ẩm tóc là một bước không thể thiếu trong việc làm dày, làm mượt và giúp tóc thêm óng ả. Vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi không biết nên dùng xịt dưỡng tóc hay dầu dưỡng tóc? Cùng MiSuu Organic tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm

Dầu dưỡng tóc

Ưu điểm dầu dưỡng tóc:

  • Dầu dưỡng tóc có gốc dầu nên đem lại khả năng cấp ẩm sâu cho tóc.
  • Tương tự như xịt dưỡng dầu dưỡng tóc cũng sử dụng tốt trên nền tóc ẩm
  • Dầu dưỡng tóc có thể sử dụng sau khi tạo kiểu để giúp tăng độ bóng cho tóc.

Nhược điểm khi sử dụng dầu dưỡng tóc như:

  • Do dầu dưỡng tóc có gốc dầu nên được sử dụng cho da đầu khô, không nên sử dụng dầu dưỡng tóc cho da đầu tiết nhiều nhờn.
  • Dầu có tính dính, khó bao phủ toàn diện trên tóc khi so với xịt dưỡng.
  • Không nên sử dụng dầu dưỡng tóc trên nền tóc khô, vì sẽ gây bết dính và bóng nhờn, khiến tóc dễ bám khói bụi.
  • Sử dụng nhiều dầu dưỡng tóc sẽ khiến cặn thừa của dầu đọng lại trên da đầu.

Xịt dưỡng tóc

  • Xịt dưỡng tóc khô xơ thường có kết cấu dạng sương nên khả năng thẩm thấu của sản phẩm sẽ tối ưu vào từng lõi tóc. Chỉ cần một vài lần xịt sẽ giúp các dưỡng chất bao phủ toàn diện mái tóc. Một ưu điểm khác của sản phẩm xịt dưỡng là khá tiết kiệm khi sử dụng.
  • Thiết kế dạng xịt giúp các dưỡng chất bao phủ toàn diện sợi tóc, đồng thời không gây bết dính, không bóng nhờn hay vón cục, không tạo cặn thừa trên da đầu.
  • Xịt dưỡng có thể sử dụng được trên cả tóc ẩm và tóc khô.
  • Các sản phẩm xịt dưỡng không chỉ sử dụng như một sản phẩm dưỡng ẩm mà còn có tác dụng làm chất cách nhiệt, bảo vệ tóc trước khi tạo kiểu với máy uốn/duỗi nóng.
  • Phù hợp cho mọi loại da dầu, từ da khô đến nhờn.

 Lựa chọn sản phẩm xịt dưỡng tóc phù hợp cho từng loại tóc

  • Mái tóc mỏng và thưa thì bạn nên sử dụng xịt dưỡng giúp tóc không bết, không ướt. Bên cạnh đó, có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, kích thích tăng trưởng của tóc
  • Xịt tóc dạng phun sương nên sử dụng cho những mái tóc dày, giúp tóc trở nên nhẹ nhàng, chăm sóc toàn bộ mái tóc nhưng không làm tốn quá nhiều thời gian
  • Tóc tự nhiên chưa qua tạo kiểu: lúc này việc sử dụng xịt dưỡng sẽ đem lại hiệu quả để nuôi dưỡng sự mềm mượt tự nhiên. Theo đó, bạn nên chọn sản phẩm xịt dưỡng tóc chứa các thành phần thiên nhiên
  • Tóc nhuộm, tóc tạo nhiều kiểu là những mái tóc rất cần được chăm sóc và bảo vệ, bạn nên sử dụng xịt dưỡng giúp phục hồi tóc hư tổn và kèm thêm công dụng giúp màu tóc nhuộm lâu phai

 Các lưu ý khi sử dụng xịt dưỡng tóc:

  • Mặc dù xịt tóc rất có lợi trong việc làm đẹp và chăm sóc tóc, tuy nhiên không thể thay thế các loại dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc… do đó chúng ta cần kết hợp các sản phẩm với nhau để có mái tóc mềm mượt, óng ả và giữ nếp lâu hơn
  •  hiện nay có rất nhiều loại và bổ sung những dưỡng chất khác nhau. Tuy nhiên thông thường mỗi loại xịt dưỡng chỉ mang lại một công dụng riêng biệt, vì vậy nếu chỉ dùng một loại dưỡng tóc sẽ không thể điều trị dứt điểm tất cả các vấn đề. Do đó khi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về tóc, bạn nên tìm đến các chuyên gia chăm sóc tóc để tìm ra cách điều trị tốt nhất
  • Sử dụng xịt dưỡng đúng cách sẽ giúp mái tóc phục hồi và chắc khỏe hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều hoặc quá ít sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. Hãy để vòi chai cách mái tóc một khoảng vừa đủ để dung dịch dạng sương rải đều trên tóc, không nên để chai xịt quá xa, vì các dưỡng chất sẽ bay ra không khí mà không đến được trên tóc
  • Hãy sử dụng sau mỗi lần gội đầu để có kết quả tốt nhất. Việc làm sạch tóc và da đầu sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, hóa chất còn bám lại trên tóc, giúp tóc dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về cách dùng xịt dưỡng tóc và lựa chọn sản phẩm phù hợp để có mái tóc đẹp, chắc khỏe. MiSuu Organic chúc bạn mãi xinh đẹp và tự tin

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Thư: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage:  MiSuu Organic

Shopee:  MiSuu Hữu Cơ

Trang web:  MiSuu Organic 

Tại sao tóc bị chẻ ngọn? Nguyên nhân và cách phục hồi

tóc chẻ ngọn

Mặc dù tóc của bạn trông có vẻ chắc khỏe, nhưng vẫn có thể dễ bị hư tổn do quá trình chăm sóc tóc. Phần đuôi tóc, cũng là phần già nhất của sợi tóc thường dễ bị yếu đi, mất đi lớp bảo vệ tóc và khiến tóc chẻ ngọn khiến nhiều bạn gái mất đi sự tự tin và cuống cuồng tìm cách khắc phục nhanh nhất có thể. Hôm nay cùng MiSuu Organic tìm hiểu nguyên nhân khiến tóc chẻ ngọn và cách khắc phục

tóc chẻ ngọn

Tóc bị chẻ ngọn là gì?

Tóc bị chẻ ngọn thường xảy ra khi các đầu sợi tóc của bạn bị mất nước và hư hại do quá trình chăm sóc tóc hoặc các điều kiện ngoại cảnh tác động, sau đó sẽ làm tóc dần yếu đi đến mức bị đứt gãy. Tóc chẻ ngọn có thể khiến tóc trông xơ xác và khiến rụng tóc nhiều. Tóc chẻ ngọn có nhiều hình dạng khác nhau 
  • Tóc chẻ ngọn làm đôi: Đây là kiểu chẻ ngọn mà chị em thường gặp nhất. Vào lúc này, các tế bào bên ngoài sợi tóc mất sự liên kết với nhau, các sợi tóc bắt đầu rệu rã và tách rời làm đôi ở phần đuôi tóc.
  • Tóc chẻ ngọn làm ba: Kiểu chẻ ngọn tóc này cho thấy tóc đã chẻ ngọn khá lâu và bắt đầu tổn thương sâu sắc
  • Ngọn tóc biến thành hình ngọn nến: Ngọn tóc không chẻ tứ phía nữa mà biến thành hình ngọn nến báo động tình trạng tóc đã mất đi lớp biểu bì bên ngoài và trở nên yếu ớt, dễ gãy rụng hơn.

Nguyên nhân khiến tóc chẻ ngọn?

Ngọn tóc là phần yếu, dễ tổn thương và hư hại nhất. Tuy nhiên, chúng ta thường quan tâm, chăm sóc da đầu, chân tóc nhưng lại vô tình bỏ quên ngọn tóc một phần quan trọng không kém tạo nên vẻ đẹp tổng thể của mái tóc.
Tóc chẻ ngọn xảy ra khi phần đuôi tóc trở nên khô, dễ gãy và xơ xác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do:

Gội đầu hằng ngày

Đừng nghĩ rằng gội đầu hàng ngày sẽ giúp da đầu sạch, mái tóc suôn mượt và nhanh dài hay là 1 cách chăm sóc tóc chẻ ngọn. Nhiều nghiên cứu đã minh chứng, gội đầu thường xuyên sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của tóc, khiến tóc bị khô xơ và chẻ ngọn. Do đó, hãy loại bỏ thói quen gội đầu hàng ngày và chỉ nên gội 2-3 lần/ tuần.

Chải tóc khi tóc còn đang ướt

Chải tóc khi còn ướt là thói quen cần loại bỏ ngay. Lúc tóc ướt mà bạn chải đầu sẽ khiến tóc bị căng ra nên dễ đứt, gãy, rụng và chẻ ngọn. Ngoài ra, nếu dùng loại lược dày có nhiều răng, tóc có thể bị gãy đứt đoạn do phải chịu nhiều ma sát từ lược.

Tác dụng nhiệt đến tóc

Duỗi tóc hoặc uốn tóc bằng hóa chất sẽ làm phá vỡ đáng kể cấu trúc của tóc, đồng thời tóc cũng trở nên yếu và dễ bị hư tổn. Khi tóc bị khô quá mức, phần đuôi tóc có thể trở nên xơ xác, khiến tóc luôn trong tình trạng rối bù với các sợi tóc rẽ ra theo các hướng khác nhau. Ngoài ra, tạo kiểu tóc bằng nhiệt cũng làm tóc bạn yếu đi đáng kể.

Hóa chất trong các sản phẩm nhuộm tóc

Hóa chất sẽ làm giảm độ ẩm từ tóc, tách các mô lớp vỏ, làm chúng trở nên khô và giòn. Mái tóc của bạn sẽ dần dần không còn mềm mại, bóng mượt mà trở nên xơ, dễ gãy và dễ chẻ ngọn hơn.

Do chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống ít nước và tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của tóc. Nếu cơ thể bạn bị mất nước, suy dinh dưỡng hoặc thiếu protein, mái tóc cũng sẽ trở nên xơ xác và dễ bị chẻ ngọn hơn.

Cách phục hồi tóc chẻ ngọn

Gội đầu bằng các liệu pháp tự nhiên

Hầu hết các hoạt chất có trong các loại thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên như bồ kết, vỏ bưởi, cỏ mần trầu, hoa ngũ sắc, sả, hương nhu… có tác dụng làm sạch, dưỡng tóc, da đầu và hỗ trợ cải thiện tình trạng tóc khô xơ, chẻ ngọn hiệu quả.

Chọn dầu gội phù hợp với tóc chẻ ngọn

Chọn các loại dầu gội có công thức hoàn toàn tự nhiên, không chứa các thành phần độc hại hay kích ứng da đầu.

Dầu Gội Bồ Kết MiSuu Organic 300mlSản phẩm có thể bạn quan tâm Dầu gội bồ kết MiSuu Organic 

Chống nắng cho tóc

Tia cực tím là bức xạ điện từ do ánh nắng mặt trời phát ra, không chỉ gây hại cho làn da mà còn khiến tóc dần xỉn màu, chẻ ngọn và khô xơ. Để bảo vệ tóc dưới ánh nắng mặt trời và khói bụi mỗi khi ra ngoài, bạn đừng quên một chiếc mũ rộng vành và búi tóc gọn gàng. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những sản phẩm dưỡng tóc và tạo kiểu chứa thành phần chống nắng cho tóc.

Cách ngăn ngừa đuôi tóc chẻ ngọn quá nhiều

Thường xuyên tỉa tóc

Tỉa tóc thường xuyên là một cách giúp bạn duy trì mái tóc khỏe mạnh và bóng mượt. Ít nhất từ 6-8 tuần bạn nên tỉa tóc một lần, hãy cắt đi ít nhất 2,5cm tính từ phần tóc bị chẻ nhằm ngăn ngừa tóc chẻ lại.

Chải tóc đúng cách

Nhiều người vẫn có thói quen chải từ gốc tới ngọn tuy nhiên điều này sẽ làm cho phần ngọn tóc dễ bị rối nhiều hơn và khiến phần chân tóc yếu dần. Vì vậy, bạn hãy gỡ rối nhẹ nhàng từ phần ngọn tóc đến chân tóc. Khi gặp chỗ tóc rối, bạn hãy dừng lại và gỡ rối sau đó mới chải, sấy hoặc tạo kiểu

Uống đủ nước

Mỗi tế bào, mô, cơ quan đều cần nước để hoạt động và tóc cũng không ngoại lệ. Nước giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào. Nhờ đó, nước giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu. Việc thiếu nước có thể làm khô thân tóc và dẫn đến chẻ ngọn, gãy rụng.

MiSuu Organic vừa giới thiệu đến bạn tóc chẻ ngọn là gì và nguyên nhân, cách phục hồi. Hãy bảo vệ mái tóc của mình một cách an toàn và khoa học. Chúc bạn một ngày tốt lành

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Mail: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage: MiSuu Organic

Shopee: MiSuu Organic

Website: MiSuu Organic 

 

Gàu và nấm da đầu khác nhau không?

gàu nấm da đầu khác nhau không

Nhiều người hay lầm tưởng gàu và nấm da đầu là một vì chúng đều thường xuất hiện trên da đầu và có những dấu hiệu tương tự nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là 2 bệnh lý khác biệt hoàn toàn và hậu quả chúng để lại trên da đầu cũng không giống nhau. Cùng MiSuu Organic tìm hiểu về 2 loại bệnh này để tránh nhầm lẫn. Bạn phải phân biệt gàu và nấm da đầu khác nhau không? mới tìm được cách chữa trị dứt điểm

Gàu và nấm da đầu khác nhau không?

Để biết cách phòng ngừa và chữa trị, trước tiên phải phân biệt được sự khác nhau giữa 2 bệnh này

Gàu là gì?

Gàu là một tình trạng của da đầu, xuất hiện ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và giới tính. Biểu hiện của tình trạng này là hiện tượng đóng vảy trắng thành từng mảng hoặc lấm tấm ở trên tóc.

Gàu và nấm da đầu khác nhau không?

Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là một loại bệnh nhiễm trùng da đầu do Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây ra. Dù bạn ở độ tuổi nào cũng có thể mắc chứng bệnh này.

nấm da đầu

Phân biệt sự khác nhau giữa gàu và nấm da đầu

Các yếu tố cơ bản để bạn có thể phân biệt gàu và nấm da đầu

Về nguyên nhân gây bệnh

Sự tăng sinh quá mức của tế bào da đầu được xác định là nguyên nhân chính gây ra gàu. Một số yếu tố gia tăng nguy cơ rối loạn tăng sinh tế bào trên da đầu có thể kể đến như: Sự phát triển quá mức của nấm Malassezia, sử dụng hóa chất lên da đầu, gội đầu không sạch, người có làn da khô, bị viêm da tiếp xúc…

Nhiễm nấm Trichophyton và Microsporum là nguyên nhân hàng đầu gây ra nấm da đầu. Người bệnh có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh nấm da đầu hoặc do tiếp xúc với động vật. Khi da đầu xuất hiện vết thương hở, trầy xước tác nhân gây bệnh sẽ tấn công và bùng phát nấm.

Về triệu chứng

Gàu hình thành và xuất hiện là những vảy trắng, bong tróc hoặc đóng thành từng mảng. Nếu số lượng gàu ít, ẩn bên dưới tóc thì dường như không gây mất thẩm mỹ hay cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, khi lượng gàu trở nên nhiều, dính trên đầu tóc và rơi xuống áo thì có thể gây ngứa và mất tự tin khi giao tiếp.

Nấm da đầu khiến da đầu xuất hiện nhiều vảy trắng, các nốt sần, cục mụn nằm rải rác và khiến tóc bắt đầu rụng. Lâu dần, nấm sinh sôi tạo nên nhiều mảng vảy trắng, với các nốt ửng đỏ có thể gây hói vĩnh viễn nếu không điều trị đúng cách. Thêm vào đó, nấm da đầu khiến người bệnh rất ngứa và khó chịu hơn rất nhiều so với bệnh gàu thông thường.

Vùng phân bổ

Bạn cũng có thể phân biệt gàu và nấm da đầu thông qua vùng phân bổ ảnh hưởng của bệnh. Gàu chỉ xuất hiện ở vùng da đầu. Không chỉ gây mất thẩm mỹ và tự tin của bạn tình trạng này còn gây ngứa ngáy, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Gàu hay nấm da đầu nguy hiểm hơn

phân biệt gàu và nấm da đầu trên thì chắc hẳn bạn cũng phần nào đoán được nấm da đầu là bệnh lý nguy hiểm hơn rất nhiều sao với gàu bởi những hậu quả mà nó mang lại:

Tác hại của gàu

  • Rụng nhiều tóc: Gội đầu càng nhiều lần thì tình trạng gàu có thể càng phát triển nhanh. Nhưng nếu không gội thì các nang tóc lại không hô hấp được và bị tắc. Điều này khiến tóc gãy rụng do cạn kiệt dinh dưỡng
  • Dễ dẫn đến nấm hay viêm da đầu: Da đầu liên tục bong tróc vì gàu sẽ yếu dần. Lâu ngày rất dễ khả năng hình thành các nốt mụn nhỏ li ti và nhanh chóng phát triển thành những nốt mụn lớn, chứa dịch nhầy chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Gàu lây lan khắp toàn bộ da đầu: Tốc độ phát triển của gàu rất nhanh do đó khả năng lây lan và ảnh hưởng đến toàn bộ da đầu là việc tất yếu.

Hậu quả nghiêm trọng khi bị nấm da đầu

  • Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống: Nấm da đầu gây ngứa ngáy, khó chịu. Không những làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp mà còn khiến cho họ không thể tập trung trong học tập và làm việc.
  • Rụng tóc và dễ dẫn đến hói vĩnh viễn.
  • Tạo mụn mủ gây đau nhức.

Cách điều trị

Hiểu được vấn đề gàu và nấm da đầu có khác nhau không? Giúp bạn tìm ra hướng điều trị phù hợp, đúng với tình trạng bản thân mắc phải, tránh nhầm lẫn gây hại khiến gàu hay nấm da đầu ngày càng nghiêm trọng hơn

Điều trị gàu

So với nấm da đầu, gàu có thể dễ dàng được cải thiện hơn và có thể biến mất sau một vài lần gội đầu hay sử dụng bài thuốc thích hợp.

  • Sử dụng dầu gội trị gàu: Các loại dầu gội trị gàu chuyên dụng như: Dầu gội chống gàu Selsun Anti-Dandruff Shampoo Rohto là sản phẩm được biết đến với khả năng kiểm soát khả năng tiết bã nhờn hiệu quả, loại bỏ gàu hiệu quả bạn có thể tham khảo sử dụng.
  • Dùng các mẹo dân gian để giảm gàu: Sử dụng vỏ bưởi và sả, trứng gà và mật ong, kết hợp chanh và muối, nha đam… để ủ tóc và gội đầu là những mẹo dân gian đơn giản, hỗ trợ cải thiện tình trạng gàu hiệu quả có độ lành tính cao, được nhiều người áp dụng.

Điều trị nấm da đầu

  • Áp dụng các mẹo dân gian: Khi mắc nấm da dầu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách trị nấm da đầu dân gian đơn giản tại nhà như: Dùng tinh dầu dừa, giấm để massage hoặc gội đầu bằng vỏ bưởi, hương nhu, bồ kết, lá ổi để loại bỏ tế bào chết, giảm ngứa ngáy, thúc đẩy phục hồi nhanh chóng vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng thuốc trị nấm da đầu: Khi bị nấm da đầu, bạn có thể sử dụng những loại thuốc thuốc bôi (dùng trong trường hợp nhẹ và khắc phục tạm thời tình trạng ngứa rát da đầu) kết hợp thuốc uống (giúp điều trị bệnh dứt điểm nhờ tác dụng tấn công, tiêu diệt nấm từ tận sâu bên trong).

Những lưu ý khi bị nấm da đầu hoặc gàu

Để quá trình điều trị nấm da đầu hoặc gàu đạt hiệu quả tốt nhất, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên lưu ý một số điều quan trọng như sau:

  • Không gội đầu quá khuya và không được để tóc ướt đi ngủ. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng không nên sấy tóc với nhiệt độ quá cao.
  •  Không được cào gãi quá mạnh gây xước và làm tổn thương da đầu. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập xuống da, làm tình trạng nặng hơn.
  •  Stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy luôn giữ tinh thần thoải mái.

MiSuu vừa giải đáp cho câu hỏi gàu và nấm da đầu khác nhau không? Dựa vào các thông tin trên hy vọng bạn có thể phân biệt được 2 loại bệnh lý này và có những phương pháp điều trị thích hợp. Chúc bạn có được một mái tóc chắc khỏe và óng ả.

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Mail: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage: MiSuu Organic

Shopee: MiSuu Organic

Website: MiSuu Organic 

 

Nấm da đầu có lây không?

nấm da đầu có lây không

Nấm da đầu là một loại bệnh lý gây tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bạn. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất nấm da đầu có lây không? Hôm nay cùng MiSuu Organic giải đáp vấn đề này.

Nấm da đầu là bệnh gì?

Trước khi khẳng định một cách chắc chắn rằng nấm da đầu có lây không, bạn hãy cùng iCare Pharma tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh này là gì. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh, bạn mới biết được cơ nguyên của bệnh.

Sự xuất hiện và phát triển của hai loại nấm trên sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu và sau một thời gian sẽ phát triển thành các nốt mụn lớn, dẫn đến rụng tóc từng mảng và có thể gây nguy cơ nhiễm trùng máu.

nấm da đầu có lây không

Các loại nấm da đầu thường gặp

Nấm da đầu do Trichophyton

Nấm da đầu do Trichophyton khởi phát với sự xuất hiện của các nốt sần nhỏ và phân tán rải rác khắp da đầu. Nền tổn thương có thể tìm thấy các mảng vảy rất mỏng với kích thước khác nhau. Ngoài ra, tóc bị nhiễm nấm trở nên dễ gãy rụng và cứng hơn. Tóc khỏe mạnh sẽ xen kẽ những sợi tóc bị cụt vị trí gần gốc.

Các mảng vảy mỏng bong, tróc khỏi da đầu sẽ hình thành nên các mảng hói. Tuy nhiên, may mắn rằng các mảng hói này chỉ mang tính chất tạm thời. Bệnh nấm da đầu khiến người bệnh có cảm giác rất ngứa ngáy và khó chịu. Ngoài ra, nấm da cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác như mông, bẹn hay móng.

Bệnh tóc hột do Pierdraiahortai và Trichosporon Beigelii

Bệnh tóc hột có các dấu hiệu điển hình như việc xuất hiện những hạt tròn mềm nằm cách dọc theo thân của các sợi tóc từ 2 – 3cm. Các hạt có màu đen hay nâu và dễ dàng tuốt ra như trứng chấy.

Một điểm may mắn rằng bệnh tóc hột không gây ra rụng tóc vì loại nấm sợi Pierdraiahortai và Trichosporon Beigelii chỉ sinh sống và phát triển ở thân tóc. Tuy nhiên, bệnh gây ra các cơn ngứa ngáy cực kỳ khó chịu.

Để chẩn đoán bệnh tóc hột do hai loại nấm sợi Pierdraiahortai và Trichosporon Beigelii gây nên, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng cùng các xét nghiệm như soi tươi chất bám trên tóc hay các mảng vảy của da đầu hoặc

Nấm da đầu có lây hay không? Cách ngăn ngừa lây lan

Điều làm nhiều người lo lắng và hoang mang nhất là bệnh nấm da đầu có lây không. Theo các chuyên gia, nấm da đầu là một căn bệnh rất dễ lây lan. Cụ thể, có hai con đường lây bệnh chủ yếu:

  • Con đường lây lan trực tiếp: Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với làn da người hay vật bị nhiễm nấm.
  • Con đường lây lan gián tiếp: Tiếp xúc hay sử dụng đồ dùng cá nhân của những bệnh nhân như khăn tắm, bông tắm, lược, gối, chăn, nệm,…

Để phòng tránh việc lây nhiễm bệnh cho người khác, bệnh nhân bị nấm da đầu cần nắm vững các kiến thức về con đường lây lan của bệnh để ngăn ngừa việc lây nhiễm cho người thân và những người xung quanh.

Như đã nói ở trên, nấm da đầu là căn bệnh rất dễ lây lan. Vì vậy, sau khi đã nắm được 2 con đường lây bệnh, hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh bệnh.

Cách ngăn ngừa lây lan nấm da đầu

Giữ tóc và da đầu luôn sạch sẽ

Giữ tóc và da đầu luôn sạch sẽ là bước đầu tiên và căn bản nhất để phòng chống các căn bệnh liên quan đến da đầu như nấm da đầu, gàu, vảy nến,… Đặc biệt là với khí hậu nắng nóng tại Việt Nam, da đầu có thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và bã nhờn. Thế nên, bạn cần quan tâm chú ý hơn vào việc loại bỏ sạch sẽ các bụi bẩn trên da đầu mỗi lần gội đầu. Quan trọng hơn cả rằng những hành động này còn giúp bạn ngăn chặn sự lây nhiễm nấm da đầu từ người khác.

Không dùng chung các đồ dùng cá nhân

Quần áo, khăn tắm, lược, nón, gối… là một số vật dụng cá nhân và bạn không nên dùng chung với bất kỳ ai, bao gồm cả vợ hoặc chồng của mình.

Và nên thường xuyên vệ sinh những đồ dùng này mỗi ngày để nấm và vi khuẩn không có cơ hội tồn tại.

Tránh tiếp xúc với người bị nấm

Khi xuất hiện thành viên trong gia đình bị nấm da đầu, cách tốt nhất là nên cho họ một khu vệ sinh và sinh hoạt riêng. Không nên tiếp xúc trực tiếp với người bị nấm hay chạm vào những khu vực da nhiễm nấm của họ.

Vệ sinh thú cưng (nếu có)

Nếu bạn là người yêu thú cưng và thường xuyên có những cử chỉ thân mật với chúng thì hãy đảm bảo rằng chúng được tắm và tỉa lông thường xuyên.

Đồng thời, bạn nên đưa chúng đi tiêm phòng hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi nghi ngờ thú cưng của mình bị nhiễm nấm. Bởi chúng chính là môi trường lây nấm thuận tiện nhất.

Thay đổi các thói quen để giảm tình trạng nấm da đầu

Một vài thói quen tốt bạn nên xây dựng để có một cuộc sống khoẻ mạnh và nói không với tình trạng nấm da đầu cũng như các bệnh về da đầu khác:

– Vệ sinh chăn gối, khăn, mũ bảo hiểm thường xuyên cho cả nhà để tăng khả năng sát khuẩn.

– Không dùng chung đồ cá nhân với người khác, kể cả người thân để bảo vệ bản thân và những người khác.

– Phơi đồ ở những nơi thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời để nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn.

– Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa nhiều hoá chất có tính tẩy mạnh như thuốc nhuộm, thuốc mọc tóc,… Thay vào đó, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại dầu gội được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên đến từ nhà MiSuu Organic để bảo vệ da đầu.

Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi nấm da đầu có lây không? Nếu bạn đã áp dụng các cách cơ bản nhất mà vẫn không giảm được tình trạng nấm cho da đầu thì hãy đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị kịp thời

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Mail: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage: MiSuu Organic

Shopee: MiSuu Organic

Website: MiSuu Organic 

 

 

Nấm da đầu là gì? Nguyên nhân gây bệnh

nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh lý da liễu khá phổ biến, dễ lây lan, dù không nguy hiểm song gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Cách trị nấm da đầu không khó, nhưng cần điều trị đúng nguyên nhân, kiên trì và dứt điểm.

Nấm da đầu là gì?

+ Là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây ra

Các triệu chứng gặp phải

Xuất hiện vảy gàu, rụng tóc và có cảm giác ngứa

Đây là giai đoạn khởi phát của nấm ở da đầu, người bệnh có cảm giác ngứa da đầu và rụng tóc, đồng thời gàu cũng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên nhiều người mắc bệnh ở giai đoạn này chủ quan, chỉ nghĩ rằng mình vệ sinh da đầu chưa tốt. Song việc chăm chỉ gội đầu, vệ sinh kỹ càng hơn cũng không khiến tình trạng bệnh cải thiện được nhiều

Cảm giác ngứa tăng lên, có thể xuất hiện mụn da đầu

Gàu và chất nhờn do vi khuẩn nấm kích thích tuyến bã nhờn gây ra ở giai đoạn này đã rất nhiều. Người bệnh gần như luôn trong trạng thái ngứa, bứt rứt, khó chịu, không thể ngừng hành động gãi.

Gãi mạnh mới khiến người bệnh bớt cảm giác khó chịu này, song lại khiến da đầu tổn thương, chảy máu, đóng vảy. Ngoài ra, tay gãi vùng da đầu bị nấm vô tình mang theo nguồn bệnh sang vùng da đầu khác khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Tóc rụng không kiểm soát

Ở giai đoạn phát triển cuối của nấm ở vùng da đầu, hiện tượng rụng tóc xảy ra thường xuyên với mức độ ngày một tăng dần. Người bệnh dùng nhiều biện pháp nhưng không thể ngăn rụng tóc vì nấm ở da đầu đã phát triển mạnh, bắt buộc điều trị loại bỏ nấm, phục hồi nang tóc mới giúp tóc mới mọc ra.

Rụng tóc có thể đi kèm với hiện tượng viêm da lan rộng khắp vùng da đầu và các vùng da khác, ảnh hưởng lớn đến tâm lý bệnh nhân. Hầu hết người bệnh nấm da đầu đến giai đoạn này mới tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ da liễu.

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu là các vết phát ban do nhiễm nấm. Nếu không được ngăn chặn và chăm sóc từ sớm, nấm da đầu có thể lây nhiễm và trở thành dịch bệnh. Vì vậy, cha mẹ có con nhỏ hoặc con trong độ tuổi đang đi học cần phải chú ý vì đây là bệnh dễ gặp ở trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu thường đến từ các lý do như:

  • Do chính bản thân mình: Các thói quen như để đầu tóc ẩm ướt đi ngủ (sau khi gội hoặc chơi thể thao), để đầu quá bẩn rồi mới gội,… là một trong những yếu tố giúp nấm sinh sôi và phát triển. Đồng thời, vệ sinh da đầu không đúng cách hoặc gãi quá mạnh khiến da đầu trầy xước sẽ tạo cơ hội cho nấm xâm nhập vào bên trong.
  • Do lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc da đầu hoặc qua các vật dụng cá nhân như lược, chải, mũ,..
  • Truyền từ động vật sang người, thường gặp ở những nuôi thú cưng chó, mèo…
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa hóa chất độc hại
  • Môi trường sống ẩm ướt, thiếu thông thoáng

Nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Không cải thiện sau khi điều trị bằng thuốc bôi ngoài da
  • Lan rộng và gây rụng tóc nhiều
  • Nấm kèm theo sốt, đau đầu hoặc các triệu chứng khác

Tóm lại, nấm da đầu là một bệnh da liễu phổ biến và dễ lây lan. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu đã dùng các biện pháp thủ công tại nhà mà không có hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Mail: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage: MiSuu Organic

Shopee: MiSuu Organic

Website: MiSuu Organic 

 

 

 

Để tóc ướt khi ngủ có nên hay không?

tóc ướt khi ngủ

Mọi người sẽ có nhiều ý kiến trái chiều khi nhắc đến vấn đề ‘để tóc ướt khi ngủ có nên hay không’. Một số người cho rằng, để tóc ướt khi đi ngủ sẽ gây hại cho tóc và da đầu. Trong khi một số người khác lại cho rằng đi ngủ khi tóc còn ướt không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tác hại của việc để tóc ướt khi đi ngủ và giải đáp một số thắc mắc liên quan. Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Có nên để tóc ướt khi đi ngủ không?

Tính đến nay chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh việc để tóc ướt khi đi ngủ là nguyên nhân gây ra bất kỳ bệnh lý nào hoặc gây hại cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên không phải vì vậy mà các chuyên gia sức khỏe ủng hộ việc bạn đi ngủ với một mái tóc ướt.

Để tóc ướt khi đi ngủ dễ bị cảm lạnh, tóc xơ rối, mắc các bệnh về da như gàu, nấm tóc, mụn trứng cá.

Nhiều người có thói quen tắm đêm và chỉ hong tóc cho bớt ướt. Tuy nhiên, điều này khiến hơi ẩm da đầu tăng cao, thay đổi nhiệt độ cơ thể dễ dẫn đến nhức đầu. Để tóc ướt khi ngủ còn gây hại da đầu

Vì sao không nên ngủ khi tóc ướt?

Mắc bệnh về da đầu

Để tóc ướt đi ngủ dễ mắc phải các bệnh về da đầu như gàu, nấm tóc. Triệu chứng đầu tiên là cảm giác ngứa da đầu vào buổi sáng. Nguyên nhân là do môi trường ẩm ướt, vi khuẩn trú ngụ ở gối dễ sinh sôi và làm cho gàu nặng hơn.

  • Viêm da đầu do nấm (tinea capitis): Các loại nấm gây viêm da đầu thường phát triển ở những nơi có độ ẩm, theo thời gian nó còn khiến cho tóc dễ gãy rụng, bong tróc da đầu…
  • Nấm Malassezia: Loại nấm này thường được tìm thấy ở nang lông và có thể gây viêm da tiết bã, Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các mảng gàu và các mảng da nhờn trên đầu và da mặt.
  • Nấm Aspergillus fumigatus: Theo Bách khoa toàn thư Y tế – Medlineplus cho biết, đây là một loại nấm được chứng minh là có trú ẩn trên gối nằm, ở điều kiện phát triển tốt nó sẽ gây viêm nhiễm và nặng hơn nữa là gây viêm hô hấp.

Để tóc ướt khi ngủ khiến tóc dễ hư tổn

Để tóc ướt khi đi ngủ không hẳn sẽ làm hư tổn tóc ngay, nhưng sẽ khiến tóc bạn bị xơ rối và dễ gãy trong khi ngủ. Lý do là vì tóc sẽ dễ trở nên yếu, mỏng và dễ gãy rụng sau khi tiếp xúc với hóa chất và nước (dầu gội đầu).

Ở trạng thái khô, tóc có độ hồi và kéo dãn dài hơn 30% so với ban đầu mà không hề gây gãy rụng. Trong khi đó, nếu tiếp xúc với hóa chất như dầu gội đầu, dầu xả… tóc sẽ bắt đầu yếu và dễ gãy hơn.

Mụn trứng cá

Theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ – NIH cho biết, mụn trứng cá có thể sẽ xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi tế bào da chết, độ ẩm hoặc bã nhờn tự nhiên của cơ thể. Nếu để tóc ướt đi ngủ, bạn sẽ làm cho chiếc gối nằm bị ẩm và tăng độ nhờn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm nhiễm trên da mặt.

Vì sao bạn không nên ngủ khi tóc ướt?

Để tóc ướt khi đi ngủ dễ bị cảm lạnh, tóc xơ rối, mắc các bệnh về da như gàu, nấm tóc, mụn trứng cá.

Nhiều người có thói quen tắm đêm và chỉ hong tóc cho bớt ướt. Tuy nhiên, điều này khiến hơi ẩm da đầu tăng cao, thay đổi nhiệt độ cơ thể dễ dẫn đến nhức đầu. Để tóc ướt khi ngủ còn gây hại da đầu. Dưới đây là các tình trạng phổ biến.

Dễ mắc bệnh về da

Để tóc ướt đi ngủ dễ mắc phải các bệnh về da đầu như gàu, nấm tóc. Triệu chứng đầu tiên là cảm giác ngứa da đầu vào buổi sáng. Nguyên nhân là do môi trường ẩm ướt, vi khuẩn trú ngụ ở gối dễ sinh sôi và làm cho gàu nặng hơn.

Tóc mất đi độ ẩm

Da đầu có thể mất dần độ pH nếu thường đi ngủ với mái tóc ướt. Người có làn da dầu dễ tiết ra nhiều bã nhờn hơn bình thường. Ngoài mái tóc rối vào buổi sáng, bạn còn nghe mùi tóc khá khó chịu. Nếu giữ thói quen này trong thời gian dài, tóc khó chải hơn và gây áp lực cho các sợi tóc.

Tóc dễ chẻ ngọn

Đây cũng là nguyên nhân làm cho tóc dần mất độ đàn hồi, chẻ ngọn. Tóc không được làm khô trước khi ngủ khiến các sợi tóc nhanh suy yếu, tăng khả năng hư tổn. Tóc rụng và chẻ ngọn ngày càng nhiều hơn theo thời gian.

Việc cần làm khi bắt buộc ngủ khi tóc ướt?

Tình huống bắt buộc bạn phải đi ngủ với mái tóc ướt (ví dụ như bạn tắm đêm), bạn nên sử dụng các loại xịt dưỡng tóc… Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Sử dụng sleeping cap / hair cap: Đây là một chiếc mũ bao bọc toàn bộ mái tóc của bạn, giúp giảm sự ma sát giữa tóc của bạn và gối nằm.
  • Sử dụng dầu dưỡng ẩm tóc: Một số loại mỹ phẩm dưỡng ẩm tóc hoặc dầu dừa có công dụng bảo vệ tóc khỏi hư tổn và giảm rủi ro tóc bị yếu sau khi tiếp xúc với hóa chất như dầu gội, dầu xả…
  • Dùng dầu xả: Dầu xả giúp bảo vệ lớp biểu bì tóc, giảm ma sát và giúp tóc dễ gỡ rối hơn. Tóc đã tẩy hoặc đã qua xử lý hóa chất có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ việc dưỡng tóc thường xuyên.

ngủ khi tóc ướt

Các câu hỏi thường gặp?

Tóc ướt ngồi quạt và ngủ máy lạnh có sao không?

Tóc ướt ngồi quạt và ngủ máy lạnh không hẳn sẽ khiến bạn mắc bệnh ngay lập tức. Tuy nhiên điều này sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh do sau khi tắm lỗ chân lông của bạn chưa se khít hoàn toàn. Ngoài ra, đi ngủ khi tóc còn ướt sẽ làm cho tóc dễ gãy rụng như đã đề cập ở trên.

Để tóc ướt có bị đau đầu không?

Những cơn đau đầu xuất hiện vào buổi sáng có thể là do bạn đang bị cảm lạnh trước đó hoặc cũng có thể do bạn vừa đi ngủ với mái tóc ướt đêm qua. Tuy nhiên về mặt y khoa thì vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào mang tính khẳng định cho điều này.

MiSuu Organic vừa chia sẻ với bạn các tác hại khi đi ngủ mà tóc vẫn còn ướt, nếu bạn có thói quen trên hãy hạn chế và có kế hoạch cho bản thân để bảo vệ sức khỏe và mái tóc của mình.

MiSuu Organic – Chăm Sóc Tóc Từ Thiên Nhiên

Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, phường Hoà Thanh, Tân Phú, TP.HCM

Liên Hệ: 0343 765 389

Mail: misuuorganic@gmail.com


Hệ Thống Cửa Hàng

Fanpage: MiSuu Organic

Shopee: MiSuu Organic

Website: MiSuu Organic