Hói đầu là một triệu chứng phổ biến với khoảng 85% nam giới và 33% nữ giới sẽ đối mặt với tình trạng rụng tóc vào một thời điểm nào đó trong đời. Vậy hãy cùng MiSuu Organic tìm hiểu về chủ đề hói tóc có chữa được không? Và các thói quen gây hói tóc vĩnh viễn
Hói tóc là gì?
Hói đầu là tình trạng tóc bị rụng nhiều hoặc đầu không mọc tóc. Hói thường dễ nhận thấy nhất trên da đầu nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nơi có lông mọc.
Tìm hiểu thêm về hói tóc
Hói tóc có tự hết không?
KHÔNG. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bị hói: do di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh tự miễn, nấm da đầu, thiếu dinh dưỡng,… Nếu người bệnh đang trải qua một số triệu chứng hói đầu do nguyên nhân bệnh lupus đỏ dạng đĩa, xơ cứng bì hoặc nhiễm nấm, viêm nang lông decalvans dẫn đến rụng tóc thì tóc có thể không mọc lại
Hói tóc có chữa được không?
CÓ. Phương pháp điều trị hiệu quả đối với hói đầu sẽ đảo ngược quá trình rụng tóc, hoặc làm chậm quá trình này. Với một số tình trạng như rụng tóc từng mảng thì tóc có thể mọc lại mà không cần điều trị trong vòng một năm
Các thói quen gây hói tóc trầm trọng hơn
+ Giật, nhổ tóc: bệnh rối loạn giật tóc (hay Trichotillomania) là một chứng rối loạn tâm thần liên quan đến việc không thể cưỡng lại những thôi thúc nhổ tóc khỏi da đầu, lông mày hoặc các vùng khác trên cơ thể. Việc nhổ tóc đầu thường để lại những đốm hói loang lổ, làm người bệnh đau đớn và có thể cản trở hoạt động xã hội hoặc công việc
+ Chải tóc sai cách (chải khi còn ướt,…): tóc ướt dễ gãy rụng hơn tóc khô. Vì vậy sau khi tắm nên nhẹ nhàng làm khô tóc và tránh chải mạnh.
+ Làm dụng nhiệt sấy, uốn tóc: nhiệt độ quá cao làm mất độ ẩm của tóc và khiến các sợi tóc trở nên giòn và khô. Khi sử dụng máy sấy, hạn chế sử dụng các nấc nhiệt cao. Tương tự, đội mũ hoặc khăn quàng cổ khi đi chơi mùa hè cũng có thể bảo vệ tóc khỏi tác hại của nhiệt độ.
+ Sử dụng hóa chất thường xuyên lên tóc: sử dụng hóa chất duỗi tóc sẽ đem lại các tác hại bao gồm tăng độ xoăn cứng, bong tróc da đầu, rụng tóc, tóc mỏng hoặc yếu, rối loạn sắc tố tóc và bệnh rối loạn giật tóc.
+ Thiếu dinh dưỡng: khi bị thiếu chất, cơ thể sẽ ưu tiên đưa chất dinh dưỡng vào các cơ quan quan trọng với các chức năng thiết yếu hơn là việc mọc tóc. Một chế độ ăn uống cân bằng giàu protein, đáp ứng đủ nhu cầu calo chính là cách để đảm bảo rằng cơ thể không phải lựa chọn giữa mọc tóc hoặc giữ sức khỏe tốt.
+ Làm dụng nhiệt sấy, uốn tóc: nhiệt độ quá cao làm mất độ ẩm của tóc và khiến các sợi tóc trở nên giòn và khô. Khi sử dụng máy sấy, hạn chế sử dụng các nấc nhiệt cao. Tương tự, đội mũ hoặc khăn quàng cổ khi đi chơi mùa hè cũng có thể bảo vệ tóc khỏi tác hại của nhiệt độ.
Chuẩn đoán tình trạng hói tóc
Bác sĩ có thể sẽ khám sức khỏe và hỏi về thói quen chăm tóc, chế độ ăn uống, cũng như tiền sử bệnh tật, sau đó sẽ đề xuất các bài kiểm tra phù hợp cho từng người:
+ Xét nghiệm máu: có thể giúp phát hiện ra các tình trạng sức khỏe gây rụng tóc.
+ Sinh thiết da đầu: từ mẫu da hoặc một vài sợi tóc nhổ từ trên da đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra chân tóc dưới kính hiển vi để xác định nhiễm trùng có phải nguyên nhân gây rụng tóc hay không.
+ Thí nghiệm sức kéo: bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo vài chục sợi tóc để xem có bao nhiêu sợi tóc rơi ra, giúp xác định giai đoạn của quá trình rụng tóc.
Cải thiện bằng những phương pháp nào?
+ Thuốc Finasteride: được sử dụng để điều trị cho những người đàn ông có triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH) và chứng rụng tóc nội tiết tố nam
+ Sử dụng laser liều thấp: liệu pháp laser với cường độ thấp có thể làm tăng mật độ tóc trên da đầu.
+ Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): là quá trình sử dụng máu của chính người bệnh, được xử lý thành huyết tương giàu tiểu cầu rồi tiêm vào da đầu để kích thích mọc tóc
+ Thuốc Minoxidil: loại thuốc không kê đơn (OTC) có thể thoa lên da đầu thường xuyên để giúp ngăn ngừa rụng tóc nhiều hơn
+ Cải thiện hói đầu bằng các phương pháp dân gian: một số phương pháp chẳng hạn như massage và các sản phẩm bôi ngoài da như dầu hương thảo có thể mang lại lợi cho sức khỏe cũng như sự phát triển của tóc.
+ Phẫu thuật cấy tóc: lấy nang tóc từ một vùng khác và cấy vào vùng bị hói.
Một số lưu ý khi điều trị hói tóc
+ Kiên nhẫn trong quá trình điều trị: nếu muốn cải thiện tình trạng hói đầu bằng phương pháp dùng thuốc, người bệnh nên lập kế hoạch dài hạn và cần kiên nhẫn trong quá trình điều trị. Việc áp dụng các biện pháp trị hói luôn cần thời gian và kết quả có thể không được như mong đợi.
+ Sử dụng sản phẩm điều trị hói đầu theo cơ chế riêng: các loại thuốc uống bao gồm thuốc ức chế hệ thống miễn dịch và thuốc giảm viêm có thể cần thiết trong quá trình điều trị hói.
Quan tâm chăm sóc tóc đúng cách: tóc rất mỏng manh và dễ hư tổn. Người bị rụng tóc nên:
+ Dùng sản phẩm dịu nhẹ để chăm sóc tóc.
Sản phẩm hỗ trợ bạn có thể quan tâm tại MiSuu Organic
+ Dùng dầu xả hoặc dụng cụ gỡ rối sau khi gội và dưỡng tóc sẽ giúp giảm gãy rụng và chẻ ngọn.
+ Lau tóc bằng khăn để giúp tóc khô nhanh hơn sẽ giảm bớt thời gian sấy tóc
+ Điều trị sớm tình trạng hói trước khi quá muộn: rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân, càng sớm tìm ra nguyên nhân thì càng có cơ hội đạt được kết quả mong muốn. Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da sẽ chẩn đoán các tình trạng ảnh hưởng đến da, tóc, móng và giải quyết tận gốc vấn đề và điều trị thành công chứng rụng tóc.
+ Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: khi cơ thể không dung nạp đủ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến rụng tóc.
Vậy tóm lại hói đầu có chữa được không? Tùy từng trường hợp của mỗi người mà bác sỹ sẽ đưa ra từng phương pháp khác nhau. Nếu đã sử dụng hết các phương pháp điều trị nhân gian mà vẫn không hiệu quả thì hãy đến ngay bác sỹ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.