Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng chứng hói tóc ở nữ giới vẫn là mối lo ngại của nhiều chị em. Các nguyên nhân có thể khiến nữ giới bị hói đầu là rối loạn thần kinh nội tiết, các vấn đề tâm lý (căng thẳng, lo âu, trầm cảm…), thiếu hụt dinh dưỡng, hóa chất từ việc làm đẹp tóc, ảnh hưởng sau quá trình hóa trị, xạ trị…
Nguyên nhân gây hói tóc ở nữ giới
Da đầu mỗi ngày bị mất đi một số lượng tóc nhất định (khoảng 40 – 100 sợi). Nhưng nếu tóc của bạn rụng nhiều hơn và nhanh hơn quy luật sinh lý tất yếu này, nguy cơ bị hói sớm rất cao
Bạn có thể đọc thêm tại đây
1. Mang thai cũng là một nguyên nhân gây hói tóc
Quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là hệ nội tiết bị xáo trộn. Sự mất cân bằng này có thể gây ra rụng tóc nhiều, sẽ tác động đến việc số lượng và sự phát triển của tóc, làm cho số lượng tóc rụng mỗi ngày nhiều hơn bình thường.
Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nồng độ estrogen tăng cao trong thai kỳ giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, nhưng đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ mọc tóc.
Thông thường, tóc sẽ rụng nhiều hơn sau khi sinh, khi nồng độ estrogen trở lại bình thường. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc này thường chỉ là tạm thời và tóc sẽ mọc lại bình thường sau vài tháng. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây hói tóc ở nữ giới sau sinh
2. Rối loạn thần kinh nội tiết tố
Tăng sản xuất hormone androgen: Androgen là hormone nam, do cả nam và nữ đều sản xuất. Tuy nhiên, ở phụ nữ, mức độ androgen thường thấp hơn so với nam giới. Khi lượng androgen tăng cao, nó có thể chuyển đổi thành dihydrotestosterone (DHT), một loại hormone gây hại cho nang tóc, dẫn đến rụng tóc và hói đầu.
Giảm sản xuất estrogen: Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của tóc. Khi lượng estrogen giảm, tóc có thể trở nên mỏng manh và dễ gãy rụng hơn.
3. Tiếp xúc với hóa chất
Tiếp xúc với hóa chất thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc và hói tóc ở nữ giới. Các hóa chất thường gặp trong các sản phẩm làm tóc như thuốc nhuộm, thuốc uốn, duỗi, thuốc tạo kiểu
4. Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
Một số loại thuốc chữa bệnh có thể gây ra tác dụng phụ dẫn đến hói tóc ở nữ giới
+ Thuốc chống ung thư: Hóa trị liệu và xạ trị là hai phương pháp điều trị ung thư phổ biến, nhưng chúng có thể gây rụng tóc tạm thời hoặc vĩnh viễn.
+ Thuốc chống đông máu: Warfarin là một loại thuốc chống đông máu phổ biến có thể gây rụng tóc nhiều ở một số trường hợp
5. Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu chất. Đặc biệt là thiếu protein và các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự sống của mái tóc như vitamin D, vitamin E, vitamin A, sắt, kẽm, selen… sẽ làm suy giảm sức khỏe của tóc, gây rụng tóc nhiều dẫn đến hói tóc
6. Các yếu tố khác
Tóc của bạn sẽ bị suy yếu và rụng nhiều, khiến “cơn ác mộng” hói đầu dễ xuất hiện hơn nếu gặp các yếu tố như:
Dấu hiệu nhận biết hói tóc sớm
Nữ giới bị hói thường chỉ xảy ra ở những người trải qua phương pháp hóa trị hoặc xạ trị. Hói ở nữ là tình trạng rụng tóc nhiều ở đường rẽ ngôi, hai bên trán và đỉnh đầu. Tóc của họ thường mỏng, mảnh và rất thưa.
Rụng tóc và hói đầu không phải là dấu hiệu của vấn đề y tế trầm trọng. Tuy nhiên, khi hiện tượng này mất kiểm soát, nhất là không thấy tóc mới mọc trở lại có thể sẽ liên quan đến một số loại bệnh lý. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chính xác nguồn cơn tóc rụng bất thường, từ đó kịp thời khắc phục, vừa giữ được mái tóc chắc khỏe vừa đảm bảo sức khỏe toàn thân.
⇒ Bạn có thể quan tâm về Hói đỉnh đầu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị hiệu quả.
Đối tượng nào dễ bị hói tóc
1. Phụ nữ sau khi sinh
Vào thời kỳ mang thai, nội tiết tố của phụ nữ có nhiều thay đổi, cơ thể không kịp thích nghi khiến cho tóc rụng nhiều. Thêm nữa, ở giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ có tâm lý nhạy cảm, lo lắng và căng thẳng chuyện chăm sóc con cái nên tình trạng rụng tóc càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không có bất kỳ biện pháp can thiệp kịp thời, thì tình trạng rụng tóc có thể có thể kéo dài 6 tháng hoặc nghiêm trọng hơn sẽ gây hói đầu.
2. Phụ nữ thời kì tiền mãn kinh – mãn kinh
Mãn kinh là giai đoạn gặp nhiều “sóng gió” nhất của cuộc đời của bất kỳ người phụ nữ. Bởi, chị em phụ nữ không chỉ gặp nhiều khó khăn trong chuyện chăn gối, tâm lý mất ổn định ngay cả “suối tóc” bồng bềnh thời thanh xuân cũng “rời đi”.
Nguyên nhân là do sự mất cân bằng thần kinh nội tiết, làm suy giảm đi chức năng của tế bào mầm tóc. Lúc đó, giai đoạn tăng trưởng của các tế bào mầm tóc ngắn lại, lượng tóc mới không kịp mọc lên để thay thế tóc cũ và thường mảnh mai hơn. Để biết rõ hơn, bạn nên đọc thêm bài viết hói đầu ở nữ giới nữa nhé!
Các cách điều trị hói đầu hiện nay
1. Điều trị bằng các phương pháp tự nhiên
+ Massage: Thường xuyên massage da đầu chắc chắn sẽ giúp thư giãn đầu óc, kích thích máu lưu thông, và tạo điều kiện để môi trường tóc mọc khỏe mạnh. Bạn chỉ cần dùng phần da mềm của 10 đầu ngón tay massage nhẹ nhàng khắp mái đầu sẽ thúc đẩy nang tóc phát triển, hỗ trợ tóc nhanh mọc và sợi tóc dày khỏe.
+ Sử dụng tinh dầu ủ tóc: Một số loại tinh dầu phổ biến hiện nay có công dụng kích thích nang tóc phat triển như dầu oliu, dầu dừa, tinh dầu bưởi… giúp cải thiện sức khỏe và độ bóng của tóc.
Sản phẩm bạn có thể quan tâm của nhà MiSuu Organic
+ Sống lành mạnh: Lối sống lành mạnh (ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nói không với thực phẩm chứa chất kích thích, tập luyện điều độ và nghỉ ngơi hợp lý) là bạn đã trải nền cho cơ thể khỏe mạnh chống chọi với chứng rụng tóc, hói đầu đầy khó chịu.
Nếu muốn cải thiện tình trạng tóc hiện tại bằng phương pháp tự nhiên thì nên lập kế hoạch dài hạn và kiên định. Bạn cần biết rằng, áp dụng giải pháp này phải mất một vài tháng mới nhận thấy sự thay đổi và sự thay đổi có thể không được như bạn kỳ vọng.
2. Điều trị theo phương pháp y khoa
+ Dùng thuốc: Các loại thuốc uống bao gồm thuốc giảm viêm và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch là cần thiết trong quá trình điều trị hói đầu. Lưu ý: Khi phát hiện thuốc chữa bệnh khiến tóc rụng dữ dội hơn, bạn cần ngừng ngay lập tức, ít nhất sau ba tháng mới dùng lại.
+ Laser: Sử dụng năng lượng thấp của ánh sáng Laser để kích thích các nang tóc, giúp cải thiện mật độ tóc trên da đầu
+ Cấy tóc: Cấy là thủ thuật y khoa nhằm làm cho chỗ tóc trước đây không có tóc được che lấp bằng cách trồng những sợi tóc khỏe mạnh lấy từ vị trí khác (chủ yếu là vùng sau gáy) trực tiếp lên vùng da đầu bị mất tóc.
Có thể bạn quan tâm: Dứt điểm rụng tóc – hói đầu
Làm tốt những điều này sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ rụng tóc và hói tóc ở nữ giới . Và đừng quên, tế bào mầm tóc khỏe mạnh mới là yếu tố quyết định sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc, thế nên bạn hãy bổ sung dưỡng chất chuyên biệt nuôi dưỡng “mầm sống” của tóc bằng sản phẩm phù hợp, điển hình như MiSuu Organic
– Địa chỉ: 31/43 Huỳnh Thiện Lộc, Hòa Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
– SDT: 034.376.5389
– Email: missuorganic@gmail.com